Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại bể rửa siêu âm khác nhau, vì vậy người sử dụng cần xem xét và cân nhắc các nhu cầu sử dụng và thông số kỹ thuật cụ thể để đưa ra lựa chọn chính xác nhất.
newbran1
  1. Đối tượng sử dụng?
Mục địch sử dụng của bạn: rửa các bộ phân thiết bị, chuẩn bị mẫu thí nghiệm, loại khí dung môi…?
  1. Nếu bạn dùng để rửa các bộ phận thiết bị, kích thước lớn nhất cho phép là bao nhiêu?
Kích thước này phải vừa với rổ đựng chứ không phải với kích thước của bể. Thường người sử dụng gặp phải lỗi chọn sai kích thước bể cần dùng, vì kích thước thực sự cần quan tâm là kích thước của rổ đựng mẫu. Ngoài ra, cũng cần tính toán thêm về chiều sâu làm việc của mực chất lỏng, thông số này thường không có trong chỉ tiêu kỹ thuật, để nắm rõ cần phải hỏi cụ thể đơn vị cung cấp máy. Độ sâu làm việc là khoảng cách từ bề mặt đáy của rổ đựng đến bề mặt của chất lỏng trong bể.
  1. Mua thêm rổ đựng (lưu ý: không bao giờ để vật cần rửa ở đáy bể rửa)
Tại sao lại cần rổ rửa? Rổ rửa hay khay đựng là dụng cụ cần thiết trong bể rửa siêu âm, tạo hiệu quả cho quá trình làm siêu âm cũng như ảnh hưởng tới tuổi thọ của bể.
Đáy của rổ đựng là một màng dao động. Vì vậy tránh để đáy rổ chạm đáy bể, làm giảm rung động và hiệu quả làm sạch, nó cũng làm giảm quá trình truyền năng lượng cho toàn dung dịch.
Nếu không dùng rổ có thể sử dụng các miếng đệm hoặc giá đỡ đơn giản để giữ vật cần rửa ngăn cách với đáy bể.
Labor-Katalog_GBa3
  1. Có cần thêm bộ gia nhiệt cho bể?
Hầu hết các quá trình làm sạch đều hiệu quả hơn khi có gia nhiệt. Chẳng hạn bạn muốn loại bỏ dầu, mỡ gia nhiệt là rất tốt, nhưng nếu bạn làm sạch máu thì không được gia nhiệt.
Dung dịch thường sử dụng làm sạch là nước, nước nóng có thể hòa tan nhiều loại đất đá, tuy nhiên không thể duy trì nước nóng trong bể nếu không có chế độ gia nhiệt.
Dải nhiệt độ của nước cho công suất siêu âm tốt là khoảng từ 140 – 170F
  1. Có cần chế độ Sweep mode – Chế độ quét?
Khi một bể rửa siêu âm sử dụng chế độ tần số cố định thì có thể xảy ra 3 hiện tượng:
– Điểm nóng “hot spots”: là khu vực tạo tập trung nhiều bóng chân không (hiệu suất siêu âm cao), nếu năng lượng siêu âm tập trung quá lớn có thể dẫn đến ăn mòn các bộ phận cần có độ nhạy cao, bề mặt được đánh bóng, kim loại mềm hay các lớp kim loại mỏng.
– Vùng chết “dead zones”: là khu vực không có bóng chân không tức là không có quá trình làm sạch
– Dao động điều hòa: hiện tượng xảy ra khi tần số siêu âm không đổi gây ra cộng hưởng một phần, có thể gây hại với các bộ phận có độ nhạy cao như dây dẫn hay tinh thể. Rõ ràng, đây là điều không mong muốn trong quá trình làm sạch bo mạch in và thiết bị điện tử
Sweep mode là chế độ quét tần số siêu âm liên tục quanh giá trị trung tâm, ví dụ 40kHz ± 3kHz. Chế độ này rất hiệu quả khi làm sạch các bộ phận chính xác, các thiết bị phẫu thuật, đòi hỏi độ làm sạch đồng đều. Vì vậy, khi làm sạch các thiết bị này, luôn sử dụng loại bể rửa siêu âm có chế độ sweep mode
  1. Tần số siêu âm cần cài đặt?
Hầu hết các bể rửa có tần số siêu âm trong khoảng 35-45 kHz (một số 28kHz), đáp ứng hầu hết các nhu cầu làm sạch thông thường.
Tần số siêu âm thấp hơn sẽ tạo ra các bóng chân không lớn hơn, vì vậy khi chúng nổ sẽ giải phóng năng lượng làm sạch lớn hơn.
Trong các quá trình làm sạch thô, các tần số thấp dưới 25kHz lại cho hiệu quả tốt hơn.
Tuy nhiên, tần số thấp cũng làm tăng độ ồn hoạt động.
Để làm sạch các loại vật liệu giá trị cao như trang sức, thiết bị điện tử, kim loại nhẹ cosd bề mặt bóng nhẵn thì lại đòi hỏi tần số rất cao 130kHz.
Nếu làm sạch ống mao quản và cuvet máy quang phổ, nên sử dụng bể rửa có tần số khoảng 80kHz
  1. Công suất siêu âm: cần quan tâm đến wat/lít?
Dung tích dung dịch càng lớn thì công suất siêu âm càng cao. Mặc dù công suất cao thường cho thấy hiệu quả làm sạch cao hơn và quá trình nhanh hơn, nhưng công suất quá lơn có thể làm hỏng các bộ phận điện tử, bề mặt vật liệu (kim loại như nhôm…), vì vậy cần tìm một công suất tối ưu cho quá trình
  1. Không nên cố làm tăng hiệu suất bể bằng việc điều chỉnh mực nước dưới mức nước yêu cầu
Máy phát siêu âm trong bể rửa được điều chỉnh đến một mức cụ thể. Khi vận hành thiết bị với dung tích chất lỏng ít hơn có thể làm hỏng máy phát và không cho hiệu quả làm sạch tối đa.
  1. Nếu cần loại bể rửa có khử khí dung môi thì cần chọn bể có chế độ khử khí – Degas hoặc chế độ Pulse
Tất nhiên một bể siêu âm có thể khử khí dung môi ngay cả khi không có 1 trong 2 chế độ này, nhưng với tốc độ chậm hơn rất nhiều.
Nếu bạn đang thực hiện quá trình làm sạch, thì phải nhớ rằng mỗi khi bạn dùng bạn đều phải loại khí trước để quá trình làm sạch có hiệu quả.
Khí bị hòa tan hoặc ở trong dung dịch sẽ ngăn quá trình tạo bóng chân không, tức là ngăn quá trình làm sạch. Chế độ Degas cho phép bạn làm sạch ngay sau khi bạn đổ dung dịch vào bể.
  1. Nếu sử dụng để chuẩn bị mẫu thí nghiệm, tốt nhất nên lựa chọn loại có cả 2 chế độ Sweep (Quét) và Normal (tần số cố định)
Hãy thử để lựa chọn chế độ tốt nhất cho quá trình hòa tan, phân tán, đồng nhất hay khuấy trộn mẫu của bạn. Nếu mục đích của bạn là phân tách các liposome, chọn một bể rửa có thể điều chỉnh công suất siêu âm vì bạn cần tìm ra mức siêu âm phân tán mẫu mà không làm hỏng chúng. Nếu bạn cần phân tán các vi hạt, chọn thiết bị có công suất siêu âm cực cao. Tương tự, nếu bạn dùng để hòa tan mẫu rất khó tan, chọn thiết bị có công suất lớn. Chế độ Pulse (không liên tục), tạo ra các tần số đột biến, cho khả năng hòa tan mẫu cao hơn.
(nguồn tham khảo: http://www.tovatech.com và http://www.cleanosonic.com)